Để giữ được một đôi chân mày đẹp luôn là điều khiến các chị em phụ nữ phải đau đầu. Đâu mới là phương pháp hiệu quả nhất? Tránh đi bơi, bôi kem chống nắng, sử dụng thuốc mỡ 24/24, hay không được tắm trong suốt 1 tuần liền?
Với các hình thức phun xăm, tán bột lên chân mày chị em sẽ khá cực trong việc chăm sóc cho đôi chân mày từ khâu tránh nước cho đến khâu tránh bị nhiễm khuẩn. Do việc phun xăm sẽ có thể làm sưng nhẹ lớp da thượng bì do tác động của máy móc chính vì vậy để vừa chăm sóc đẹp chân mày vừa không ảnh hưởng đến giấc ngủ là một điều rất khó. Vậy phun mày bao lâu thì bôi thuốc mỡ? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thuốc mỡ và phương thức làm đẹp
Thuốc mỡ là gì? Tại sao thoa thuốc mỡ lại giúp cho đôi chân mày của phái nữ đẹp và bền màu? Thuốc mỡ là một loại thuốc được sử dụng từ các dược phẩm hòa cùng với các chất béo để bôi ngoài da hay niêm mạc giúp cho phần da mềm và nhanh hồi phục sau những tổn thương. Thuốc mỡ được tồn tại dưới 2 dạng là gel hoặc cream. Một ví dụ điển hình của thuốc mỡ là Vasaline.
Vậy công dụng của thuốc mỡ là gì mà có sức mạnh khiến cho đôi chân mày của phái đẹp bền màu đến như vậy? Câu trả lời chính là vì đây là lớp gel bảo vệ lớp chân mày mới được trùng tu tránh bị các tác nhân xấu như vi khuẩn, nhiễm trùng ảnh hưởng lên bề mặt lớp da non khi mới lần đầu được phun, thêu hoặc xăm chân mày. Bởi vì trong thuốc mỡ có thành phần kháng viêm, dưỡng ẩm da, giảm sưng và làm dịu nhẹ vùng da bị tổn thương.
Làm thế nào để sử dụng thuốc mỡ đúng cách?
Vì các thành phần bên trong thuốc mỡ rất tốt cho việc tái tạo lớp da non và xoa dịu vùng da bị tổn thương nên thuốc mỡ luôn là lựa chọn đầu tiên của các chuyên gia làm đẹp chân mày khuyên chị em tin dùng để mang lại hiểu quả cao nhất.
Vậy khi nào thì chúng ta nên sử dụng thuốc mỡ?
Tùy theo việc lựa chọn phương thức làm đẹp mà các chị em sẽ sử dụng thuốc mỡ theo định lượng và thời gian khác nhau. Đối với phun xăm, thêu hay tán bột chân mày thì thời gian sử dụng thuốc mỡ tương đối dài vì để cho lớp da sau khi xăm bong tróc thì chị em phải cần đến 1 – 2 tháng thoa thuốc mỡ hằng ngày cộng với việc tránh tiếp xúc với nước.
Khi đi ngủ cũng không được để lớp gel mỡ trôi đi quá sát với bề mặt vảy chân mày vì như vậy rất dễ gây nhiễm trùng cho vùng da vừa mới phun xăm – điêu khắc. Chính vì vậy mà phương thức phun xăm chân mày luôn mang lại nhiều bất tiện cho phái đẹp.
Riêng đối với điêu khắc chân mày, thì vùng da bị tổn thương sau khi điêu khắc gần như không bị ảnh hưởng như sưng tấy hay đau nhức mà chúng đơn thuần chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ sau khi làm rồi tan biến. Chính vì thế mà việc bôi gel mỡ để lớp da sau khi điêu khắc bong tróc và lên màu là không quá dài. Tầm sau 3-7 ngày bôi gel mỡ liên tục và giữ cho lớp da luôn được ẩm sạch thì các chị em đã có thể chuẩn bị đôi chân mày thẩm mỹ mới.
Tuy nhiên, việc chăm sóc đối với chân mày điêu khắc để mang lại kết quả cao nhất chính là nhờ việc bôi gel đều đặn từ 3 cho đến 5 lần trong một ngày và tránh để vẩy nước lên chân mày. Đây chính là điều kiện tiên quyết để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo mà không tốn nhiều thời gian, lại không ảnh hưởng đến giấc ngủ, tiện lợi mọi lúc mọi nơi mà các chị em phụ nữ luôn rất ưng ý khi chọn điêu khắc chân mày là phương pháp làm đẹp hàng đầu của mình.
Chăm sóc sau khi phun mày là một điều quan trong, quyết định đến độ bền mày và vẻ đẹp của đôi lông mày. Chính vì vậy, các bạn hãy nhớ rõ thời gian phun mày bao lâu thì bôi thuốc mỡ nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)