Cây hoa ngũ sắc bạn thấy xuất hiện ở khắp mọi nơi, mỗi lần cây hoa ngũ sắc nở hoa bạn sẽ thấy sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp rực rỡ của cây ngũ sắc. Cây luôn đem đến không gian mới lạ và những khoảng khắc thật sự cuốn hút đối với bất cứ ai khi lần đầu tiên thấy những bông hoa ngũ sắc. Cây hoa ngũ sắc luôn mang đến những bình dị trong cuộc sống , cây luôn thể hiện được sự hài hòa, cân bằng, biết trân trọng những điều mình đang có. Bạn biết đến cây ngũ sắc với nhiều tên gọi khác nhau như cây tram ổi, ổi nho, mã anh đơn,…
Cây ngũ sắc là gì?
Cây ngũ sắc là giống cây thân gỗ nhỏ, dạng thân bụi và có chiều cao trung bình từ 0,3-3m, trên thân cây có nhiều gai nhỏ, có lông màu xanh khi cây còn non và khi cây già thì chuyển thành màu nau, lá của cây thường màu xanh, hình trái xoan , mọc đối xứng với nhau, gốc hình tim hoặc tròn, đầu nhọn, xung quanh lá có nhiều răng cưa mặt dưới có nhiều lông.
Hoa kết thành chùm trên đỉnh nhiều màu sắc nên có tên là ngũ sắc, mỗi bông đơn có 4 cánh hình tròn lõm ở giữa. Màu hoa sẽ chuyển từ hoa màu vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Quả hình cầu, có vị thơm như ổi nên được gọi là cây trâm ổi, khi chín màu đen , có 1-2 hạt xù xì và cứng. Hoa ngũ sắc nở quanh năm, kết quả từ tháng 4 – 9 hàng năm.
Cách trồng và chăm sóc cây ngũ sắc đúng cách
Bạn sẽ thấy cây hoa ngũ sắc mọc ở rất nhiều nơi , cây phát triển khá nhanh, ít phải chăm sóc, chịu rét tốt, chịu nóng, chịu hạn và cực kỳ ít sâu bệnh. Đất trồng ngũ sắc không đòi hỏi đất tốt, giàu dinh dưỡng hay nhiều mùn. Cây có thể sống trên bất kỳ loại đất nào. Do lá của nó ráp, lượng nước bốc hơi lớn, vì vậy cần chú ý bổ sung đủ nước để cây đủ dinh dưỡng nuôi hoa. Nên bón phân 2-3 tháng/ lần, thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để cây dày dăm sẽ nhiều hoa hơn.
Nhân giống cây hoa ngũ sắc
Nhân giống Hoa Ngũ sắc bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Việc giâm cành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nên giâm cành vào mùa xuân hoặc thu cắt cành bánh tẻ dài khoảng 10 – 15cm, mỗi cành có 3 – 4 chồi, cắm vào trong đất cát, giữ ẩm thường xuyên. Khoảng 15 – 20 ngày sau thì cành giâm mọc rễ, đồng thời ra nhánh mới.
Hoa Ngũ sắc ít bị sâu bệnh hại, chỉ đôi khi bị nhện đỏ gây bệnh vào mùa hè, khi bị nhện đỏ có thể dùng Dicofol 40% pha với 1000 lần nước để phun.
Bạn có thể trồng cho những cây hoa ngũ sắc đẹp nhất thì bạn nên trồng cây vào những chậu nhỏ xinh có thể treo lên trên ban công hoặc trước hiên nhà, khi cây nở hoa sẽ rất đẹp hoặc bạn có thể trồng xung quanh nhà bạn để mỗi khi cây hoa ngũ sắc ra hoa sẽ rất ấn tượng
Công dụng chữa bệnh của cây ngũ sắc
Hiện nay cây ngũ sắc được sử dụng rất nhiều vì cây có tác dụng chữa một số loại bệnh rất tốt cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.
- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần.
- Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15 – 20 g) để tươi hoặc 6 – 10g phơi khô sắc với 200ml nước đến khi còn 50ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.
- Chữa rắn cắn: rễ hoa ngũ sắc (20g), dây tơ hồng (20g), rễ bạch hoa xả (20g), dây thần thỏng (10g) tất cả thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu.
- Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.
- Chữa mẩn ngứa: Lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày…. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị – loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà.
- Chữa viên mũi xoang: Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi
Lưu ý:
- Đừng nhầm cây hoa ngũ sắc nói đây với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn.
- Một số người thấy cây cứt lợn này có tác dụng tốt, nhưng tên lại xấu xí cho lên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Vậy chú ý tránh nhầm lẫn, dùng sẽ không thấy có tác dụng mong muốn.
Trên đây là một số thông tin về cây ngũ sắc mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết thê, nhiều kiến thức thú vị và bổ ích!
Ý kiến bạn đọc (0)